Ám ảnh với chuyến săn cá voi đẫm máu ở Nhật Bản
Mùa săn bắt cá voi ở Nhật lại bắt đầu. Kéo dài chừng 6 tháng một năm, mùa săn bắt bắt đầu từ tháng 9 tới cuối tháng 2 mỗi năm. Taiji là một trong những “lò săn bắt” nổi tiếng như vậy. Dù chỉ rộng chừng 5.6 km2 nhưng nơi này có kỹ thuật đánh bắt cá voi truyền thống từ thế kỷ 17.
Cuộc đi săn thường diễn ra vào thời điểm sáng sớm trước khi mặt trời mọc. Nhóm ngư dân gồm hơn chục tàu đi về phía khu vực có cá voi. Trước kia, người ngư dân thường sử dụng dụng cụ thô sơ, đâm cá voi bằng móc sắt. Máu cá voi nhuộm đỏ cả một vùng biển.
Ngày nay, người ta dùng súng phóng lao – loại vũ khí nguy hiểm trên các con tàu chuyên dụng. Khi phát hiện con mồi, thủy thủ tàu sẽ bắn mũi tên về phía chúng. Thanh kim loại dài đâm vào vùng cổ và cắt đứt cuống não, tiêu diệt cá voi chỉ trong vài giây. Nó sẽ nhanh chóng kiệt sức và chết trước khi được kéo lên tàu.
Bên cạnh nỗi đau thể xác, những con cá voi còn phải trải qua nhiều sự đau đớn về tâm lý. Thông thường, người ngư dân chỉ bắt những con cá voi trưởng thành cỡ lớn, thả những con nhỏ. Với những con cá voi được thả, chúng có dấu hiệu ảnh hưởng tâm lý bởi bầy đàn cá voi có mối quan hệ rất gần gũi với nhau.
Những chuyến đi săn đẫm máu được nhiếp ảnh gia Louie Psihoyos của tạp chí Mỹ National Geographic quay lại trong một bộ phim tài liệu rất chi tiết mang tựa “The Cove”. Bộ phim đã giành giải thưởng Oscar danh giá năm 2009.
Kể từ khi phát hành rộng rãi, những chuyến đi săn cá voi tạo nên sự phẫn nộ rất lớn trên toàn thế giới. Hàng triệu người cùng những tổ chức hoạt động vì động vật lên tiếng yêu cầu chấm dứt cuộc thảm sát này. Tuy nhiên, điều này khó lòng dừng lại, bởi săn cá voi đã trở thành ngành công nghiệp trị giá hàng triệu đô la, mang lại công việc và tiền bạc cho người ngư dân, đồng thời được chính phủ Nhật hỗ trợ.
Chính phủ các nước cần ban hành giấy phép săn bắt cá heo, cá voi cũng như các động vật biển khác. Khoảng 1800 giấy phép săn bắt cá heo được phát hành mỗi năm. Đây là con số giảm đáng kể.
Sự sụt giảm nhu cầu thịt cá voi, cá heo phần lớn nhờ những nỗ lực của các tổ chức phi lợi nhuận, nhà hoạt động vì động vật, tuyên truyền về mối nguy hiểm ăn thịt cá voi chứa nhiều thủy ngân.
Việt Hà
Theo APt, WK
from Du Lịch - Dân trí điện tử - Dantri.com.vn http://ift.tt/2cuTTB5
via IFTTT
0 nhận xét:
Đăng nhận xét