Tại Nhật Bản, bù nhìn được gọi là kakashi. Chúng đảm nhận vai trò nhất định trong văn hóa nông nghiệp, kèm theo đó là truyền thuyết xung quanh về việc sử dụng bù nhìn trong trồng cấy. Trước kia, bù nhìn thường làm bằng rơm, có quấn vải xung quanh. Nhìn từ xa, chúng khá giống người thật với tác dụng đuổi chim sẻ.
Thay vì dùng bù nhìn truyền thống, nhiều nông dân Nhật Bản ngày nay lựa chọn giải pháp thay thế rẻ hơn. Đó là những chiếc đầu ma nơ canh nằm giữa đồng lúa để xua đuổi chim choc trên cánh đồng. Đầu ma nơ canh thường được các nhà tạo mẫu tóc sử dụng. Nay chúng được người nông dân dùng với vai trò mới. Đầu có kích thước như thật, được xiên que gỗ phía dưới và cắm trên đồng lúa.
Những chiếc đầu ma nơ canh có thể khiến du khách lần đầu nhìn thấy sợ hãi. Nhiếp ảnh gia người Canada Dennis Doucet, người sống ở Kobe suốt 27 năm, là ví dụ điển hình. Khi chụp ảnh các loài chim ở vùng nông thôn nước Nhật, anh tình cờ thấy chúng trên đồng ruộng. “Sự xuất hiện đột ngột của chúng giữa đồng không mông quạnh như xác chết. Nếu nhìn thấp thoáng trong bóng tối, người ta có thể giật mình”, anh nói. Ghê rợn hơn cả là những chiếc đầu ma nơ canh bị mốc hay phai màu theo thời gian.
Khi lái xe về thăm thú đồng quê nước Nhật, nhiếp ảnh gia thấy xuất hiện những chiếc đầu ma nơ canh ở nhiều hơn chục cánh đồng khác nhau. Chuyện trò với hai người ông dân Nhật Bản, họ chia sẻ, đây là phương pháp đơn giản mà hiệu quả hơn hẳn súng hơi vì chúng gây nhiều phiền toái tới người xung quanh.
Chủ một vựa đất lớn, có tới 15 thế hệ làm nông cho biết, ông bắt đầu dùng những chiếc đầu giả này cách đây chừng 5 năm trước, khi một người thợ làm tóc trong vùng không dùng đến dụng cụ này nữa. “Hình nộm kakashi giúp chúng tôi đuổi chim sẻ khi lúa sắp vào vụ thu hoạch”, người nông dân này khẳng định.
Những người nông dân Nhật Bản thường dùng hình nộm đuổi chim vào thời điểm cuối tháng 8, khi lúa chuẩn bị vào mùa thu hoạch. Tuy nhiên, theo Giáo sư Kensuke Okada đến từ trường Đại học Tokyo, lại nhận định: “Bù nhìn không phải là cách bảo vệ cây trồng hiệu quả, nhưng lại được nông dân Nhật Bản sử dụng rộng rãi”.
Những bù nhìn đuổi chim trên cánh đồng nước Nhật:
Những chiếc đầu giả đã mốc meo theo thời gian
Với những người chưa quen mắt, hình ảnh này có thể gây giật mình
Đây là cách người nông dân Nhật sử dụng rộng rãi trong vụ mùa
Khi đêm xuống, những chiếc đầu giả trông càng đáng sợ hơn
Huy Hoàng
Theo CB
from Du Lịch - Dân trí điện tử - Dantri.com.vn http://ift.tt/2asqR4n
via IFTTT
0 nhận xét:
Đăng nhận xét